Mùa bồ đề thay lá - Gió reo màu lá xanh non / Chồi tơ nẩy lộc thiền môn tâm thành / Bồ đề cành lá long lanh...
Mùa bồ đề thay lá - Gió reo màu lá xanh non/Chồi tơ nẩy lộc thiền môn tâm thành/Bồ đề cành lá long lanh/Tàng cây giác ngộ phước lành bay xa.
Một ngày nắng mới vừa lên
Nghe hồi chuông sớm bồng bềnh ngân xa
Bồ đề rụng lá đêm qua
Đạo tràng thơm mãi nhành hoa dịu dàng.
Khi cây trút hết lá vàng
Hiện trên gân lá Phật đang tọa thiền
Nghe lòng tự tại an nhiên
Sân si buông bỏ ưu phiền trôi xuôi.
Trước sân chim hót đầu hồi
Mái chùa tĩnh lặng xanh ngời rêu phong
Một làn mưa bụi đầu đông
Đường quê chân đất còn nồng rạ rơm.
Gió reo màu lá xanh non
Chồi tơ nẩy lộc thiền môn tâm thành
Bồ đề cành lá long lanh
Tàng cây giác ngộ phước lành bay xa.
Tác giả: Nguyễn An Bình - Hội Viên Hội Nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh
Bồ tát Long Thọ đã thể nhập lý tính Duyên khởi vi diệu không thể nghĩ bàn ấy, và Ngài muốn mọi người cũng được như Ngài nhận ra chân thật của pháp thế gian là vô thường, vô ngã là không thật, chỉ là giả danh không nên chìm đắm vào đó.
Triết học Phật giáo có nhiều điểm dị biệt và mang tính phản biện mạnh mẽ đối với các quan niệm truyền thống của Bà La Môn giáo, đặc biệt trong các vấn đề về ngã, linh hồn và nghiệp báo.
Chiếc thuyền không đáy là hình ảnh của tâm không trụ – “vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” như lời Phật dạy trong Kinh Kim Cang. Khi không còn nơi bám víu, không còn ý niệm về một cái tôi cần bảo vệ, thì mọi hiện tượng đều được thấy đúng như thật.
Hình ảnh lá bồ đề trong nghệ thuật trang trí Phật giáo không chỉ đơn thuần là một họa tiết mang tính thẩm mỹ, mà còn là biểu tượng thiêng liêng dẫn lối cho tâm hồn con người trở về với sự bình yên và giác ngộ.
Sự phát triển rực rỡ của văn thơ chữ Nôm trên cả hai bình diện nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật là biểu hiện hùng hồn cho lòng tự hào dân tộc, minh chứng rõ nét nhất cho khát vọng xây dựng nền văn hiến độc lập của ông cha ta.
Đặt các bài Kệ trong bối cảnh sáng tác của các thiền sư và hoàn cảnh xã hội đương thời sẽ thấy được vai trò rất lớn của họ đối với việc duy trì và phát triển đạo Phật qua nhiều thế kỷ.
Thông qua các di vật, cổ vật, pháp khí và sắc phong được trưng bày, không gian trưng bày góp phần thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa Phật giáo với dân tộc và văn hóa miền Bắc Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng chùa Nhạ Phúc được xây dựng vào đời vua Trần Anh Tông và việc xây dựng này hoàn thành trước năm 1312 tức là có trước văn bia Cổ tích thần từ bi ký, đến nay đã trải khoảng 700 năm tồn tại và phát triển.
Bản dịch Kinh Pháp Cú của Hòa thượng Thích Minh Châu không chỉ là một thành tựu nổi bật trong lĩnh vực dịch thuật mà còn là một đóng góp quý báu cho nền văn học Việt Nam, mang đến nhiều giá trị văn học đặc biệt.
Bình luận (0)