Hòa thượng Thích Trí Tịnh khai thị cho tăng, ni, phật tử
ISSN: 2734-9195
16:26 19/01/24
Hòa thượng Thích Trí Tịnh là người có công rất lớn trong việc điều hành và phát triển giáo hội Phật giáo Việt Nam phát triển, là bậc tùng lâm...
Hòa thượng Thích Trí Tịnh là người có công rất lớn trong việc điều hành và phát triển giáo hội Phật giáo Việt Nam phát triển, là bậc tùng lâm thạch trụ của Giáo hội. Sau đây là những lời của Hòa thượng Thích Trí Tịnh giảng, dạy thế hệ tăng, ni, phật tử đương thời.
Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917 – 2014), thế danh Nguyễn Văn Bình, húy Nhựt Bình, tự Trí Tịnh, hiệu Thiện Chánh, thuộc dòng Lâm Tế gia phổ đời thứ 41 tại Việt Nam. Nguyên Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, nguyên Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UBTW Mặt trật Tổ quốc Việt Nam. Hòa thượng là người có công rất lớn trong việc điều hành và phát triển giáo hội Phật giáo Việt Nam phát triển, là bậc tùng lâm thạch trụ của Giáo hội.
Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là một bậc tôn sư khả kính đã có nhiều công lao giáo dưỡng và dìu dắt hàng trăm môn đồ đệ tử đã trưởng thành, noi gương từ bi hỷ xả, tự giác giác tha của Hòa thượng để bền vững đạo tâm và trang nghiêm Giáo hội. Sau đây là những lời của Hòa thượng Thích Trí Tịnh giảng, dạy thế hệ tăng, ni, phật tử đương thời.
1- Hãy khoan hồng tha thứ, biết thiện thì làm, tới đâu thì tới.
2- Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi.
3- Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn nhịn để vượt qua.
4- Ăn chay, thương người, thương vật, tụng kinh.
5- Việc ác chớ để phạm, điều lành phải nên làm.
6- Thương người cùng thương vật, niệm Phật và tham thiền.
7- Chính niệm đứng đầu là 3 niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
8- Hằng ngày ăn thịt chúng sinh mà mong giải thoát, điều đó không bao giờ có điều đó được.
9- Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua, gặp việc thì làm; rảnh việc thì nhiếp tâm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
10- Thông minh hiểu biết nhiều, coi chừng không bằng ông già bà lão ăn chay niệm Phật.
** Mình sống trong thời Mạt Pháp, lấy sức người để tu hành cũng giống như đang ở nơi giữa dòng sông, chẳng những chung quanh toàn là nước mà còn có sóng lớn nữa hoặc nhiều khi còn xuất hiện những chỗ xoáy trũng. Do đó phải học bơi lội và phải bơi lội giỏi nghĩa là lúc nào cũng cần phải cố gắng tinh tấn đừng để phóng dật. Lại phải lập chí nguyện lớn, chí nguyện càng dõng mãnh thì nghị lực mới phi thường.
*** Và nhớ là đừng bỏ qua tu mót
Tu mót là chớ để thời gian trôi qua khi gặp được cơ hội để tu
Gặp việc thì làm việc
Rảnh việc thì nhiếp tâm niệm Phật , niệm Pháp, niệm Tâm
***Dù còn trong sinh tử luân hồi, nếu cố gắng mót tu, mót phước thì cũng đầy đủ đạo pháp, nuôi lớn được thân Huệ mạng của chính mình.
Nếu ai đã từng thực hành một thời gian rồi sẽ thấy: Tu mót đôi khi lại lợi lạc nhiều hơn các khoá tu hành chính.
*** Người xuất gia có sự nghiệp của người xuất gia
Cư sĩ tại gia có sự nghiệp của người tu tại gia
Chỉ là LỚN hay NHỎ mà thôi
Tuy nhiên nếu đã tạo sự nghiệp thì hãy như con NHỆN chứ đừng như con TẰM NHẢ TƠ rồi chết trong cái kén của nó.
Chùa Vạn Đức, phường Tam Phú, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
Và cuối cùng nên giữ lại trong tâm chúng ta lời vàng ngọc quý giá vô cùng như sau từ bậc chân tu nhiều kiếp.
Ngày tháng trôi qua nhanh lắm, một năm không mấy chốc đã hết rồi.
GIÀ, BỆNH, CHẾT không chừa một ai. Dù vô thường sinh tử, thân này tuy không bền lâu, nhưng mình phải cố gắng nương theo thân người này để tu hành, vượt qua biển sinh tử lên đến bờ giải thoát.
Nếu chưa được như vậy thì cũng làm nhân duyên thù thắng cho những đời sau bằng cách GIỮ ĐẠO TÂM KIÊN CỐ, GIEO NHIỀU CĂN LÀNH VÀ LÀM CHO NÓ TĂNG TRƯỞNG
Pháp của Phật rất rõ ràng chỉ cầu ở nơi mình có chí nguyện và thực hành hay không thực hành mà thôi!
Đại lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh
Ngày 30/4/1975, tiếng súng ngưng vang trên dải đất hình chữ S, mở ra một kỷ nguyên hòa bình, thống nhất và hồi sinh. Với người con Phật, ngày này còn khơi dậy một khát vọng sâu xa: tự do và hòa bình không chỉ bên ngoài mà còn trong từng tâm hồn.
Đạo Phật nhập thế, từ bi không chỉ là lòng thương xót trong tĩnh lặng, mà còn là lòng can đảm dấn thân nơi chiến trường để cứu khổ. Yêu nước thương dân, đối với các vị tu hành, chính là hình thái thiết thực nhất của lòng từ bi đại nguyện.
Bà không chỉ là huyền thoại của dân tộc Việt Nam, mà còn là một biểu tượng vượt thời gian về sức mạnh của tinh thần Phật giáo trong thực tiễn cuộc sống.
Không khí thiêng liêng và trang nghiêm đang dần hiện hữu tại khuôn viên Học viện, khi những cổng chào hoa sen rực rỡ cùng hàng trăm lá cờ Phật giáo và quốc kỳ các nước bạn tung bay phấp phới trong nắng đầu hạ.
Mọi sự trên đời đều chịu sự chi phối của vô thường, không có gì trường tồn mãi mãi. Cha đã trở về với tổ tiên, nhưng những kỷ vật vẫn còn đó, như dấu ấn của quá khứ, gợi nhắc con cháu về lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước.
Trong đạo Phật, “tín” không chỉ là một niềm tin mơ hồ hay đơn thuần là sự tin tưởng vào một đấng siêu nhiên. Tín là một trong năm căn (tín, tấn, niệm, định, tuệ) – những yếu tố nền tảng đưa hành giả đến với giác ngộ.
Trong dòng chảy văn hóa Việt, chữ Hiếu không chỉ là một phẩm hạnh, mà còn là đạo lý gốc rễ của con người – "công cha, nghĩa mẹ, ơn sinh dưỡng". Trong Phật giáo, đạo hiếu được tôn vinh như một pháp tu chứ không đơn thuần là một nghĩa vụ xã hội. Người mang tên Hiếu vì thế mang theo một sứ mệnh đặc biệt: sống biết ơn, sống có cội nguồn, và lan tỏa tình thương vô điều kiện đến gia đình và muôn loài.
Mỗi người tỉnh thức thêm một chút, xã hội sẽ sáng thêm một phần. Từ đó, việc giữ gìn giới hạnh không chỉ là chuyện của riêng ai theo đạo Phật, mà là nền tảng chung cho một đời sống an lành, đáng tin cậy và đầy nhân cách.
Một gia đình hạnh phúc không đến từ những thiết bị kết nối Wi-Fi mạnh mẽ, mà từ kết nối thật giữa người với người: qua ánh mắt biết lắng nghe, lời hỏi han sau một ngày dài, hay một tiếng cười bật ra từ trái tim chứ không qua màn hình.
Bình luận (0)