Phật giáo huyện Ba Vì cầu siêu, tưởng niệm các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội
ISSN: 2734-9195
13:11 23/09/23
ĐĐ.Thích Đạo Thịnh - Phó Trưởng Ban TTTT T.Ư - GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN huyện Ba Vì, NS.Thích Đàm Liên, Phó Trưởng BTS GHPGVN huyện cùng Chư tôn đức tăng, ni, phật tử Phật giáo huyện Ba Vì cũng về tham dự buổi lễ cầu siêu.
Ngày 22/09/2023 (08/08/Quý Mão), BTS GHPGVN huyện Ba Vì tổ chức buổi lễ cầu siêu cho 56 nạn nhân trong vụ hỏa nạn tại số nhà 37 ngõ 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội và lễ cầu siêu cho 7 nạn nhân trong trận lũ tại thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai cùng các nạn nhân tai nạn giao thông tại huyện Ba Vì trong những năm qua..
Trong không khí trang nghiêm, thành tâm của đông đảo nhân dân, phật tử, buổi lễ cầu siêu diễn ra theo các nghi thức truyền thống của Phật giáo. Các tăng ni, phật tử và người dân cùng cầu nguyện siêu độ và cầu an cho các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn ở phố Khương Hạ vào đêm 12/9 đã khiến 56 người tử vong và hàng chục người bị thương. Cầu nguyện cho quốc thái dân an, mọi người, mọi nhà được bình an, hạnh phúc.
Đây là hoạt động có ý nghĩa về mặt tâm linh không chỉ xoa dịu phần nào những mất mát, nỗi đau cho thân nhân các nạn nhân, mà còn là sự sẻ chia từ cộng đồng để tưởng nhớ và bày tỏ niềm thương cảm với những người xấu số.
Thông qua nghi lễ cầu siêu và tưởng niệm cũng đã truyền đi thông điệp về phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc; lan tỏa tinh thần từ bi cứu khổ của Đạo Phật, cũng như lòng yêu thương, tinh thần chia sẻ của người dân Việt Nam.
Buổi lễ cầu siêu được tổ chức là hoạt động tâm linh trong nghĩa cử phụng sự chúng sinh một cách thiết thực do Ban Thường trực BST GHPGVN Tp.Hà Nội hướng tâm chỉ đạo, BTS GHPGVN huyện Ba Vì nhất tâm hưởng ứng và tổ chức thực hiện.
ĐĐ.Thích Đạo Thịnh - Phó Trưởng Ban TTTT T.Ư - GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN huyện Ba Vì làm sám chủ đàn lễ cầu siêu.
Đại đức Thích Đạo Thịnh - Phó Trưởng Ban TTTT T.Ư - GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN huyện Ba Vì chủ trì nghi lễ, NS.Thích Đàm Liên, Phó Trưởng BTS GHPGVN huyện cùng Chư tôn đức tăng, ni, phật tử huyện Ba Vì cùng hiệp tâm cầu nguyện: “Thực hiện tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, nhằm chia sẻ trách nhiệm với xã hội, làm vơi bớt nỗi đau thương cùng gia đình các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn tại chung cư mini ngõ 29/70 phố Khương Hạ, BTS GHPGVN huyện Ba Vì tổ chức lễ cầu nguyện cho các nạn nhân tử vong được vãng sinh an lạc quốc, người bị thương tổn được bình an, tai qua nạn khỏi”.
Chư tăng, ni, phật tử tham dự cầu siêu 56 nạn nhân trong vụ hoả nạn phố Khương Hạ.
Hoạt động tâm linh của Phật giáo huyện Ba Vì, nhằm chia sẻ nỗi đau buồn, mất mát của các gia đình trong vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng vừa qua, đồng thời cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, Phật giáo huyện Ba Vì và Chư tăng chùa Khai Nguyên cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực như: Thăm, tặng quà các gia đình nạn nhân; chỉ đạo cứu chữa kịp thời những người đang bị thương; quyên góp tiền của, vật dụng hỗ trợ các gia đình có người tử vong, người bị nạn...
Ngày 30/4/1975, tiếng súng ngưng vang trên dải đất hình chữ S, mở ra một kỷ nguyên hòa bình, thống nhất và hồi sinh. Với người con Phật, ngày này còn khơi dậy một khát vọng sâu xa: tự do và hòa bình không chỉ bên ngoài mà còn trong từng tâm hồn.
Đạo Phật nhập thế, từ bi không chỉ là lòng thương xót trong tĩnh lặng, mà còn là lòng can đảm dấn thân nơi chiến trường để cứu khổ. Yêu nước thương dân, đối với các vị tu hành, chính là hình thái thiết thực nhất của lòng từ bi đại nguyện.
Bà không chỉ là huyền thoại của dân tộc Việt Nam, mà còn là một biểu tượng vượt thời gian về sức mạnh của tinh thần Phật giáo trong thực tiễn cuộc sống.
Không khí thiêng liêng và trang nghiêm đang dần hiện hữu tại khuôn viên Học viện, khi những cổng chào hoa sen rực rỡ cùng hàng trăm lá cờ Phật giáo và quốc kỳ các nước bạn tung bay phấp phới trong nắng đầu hạ.
Mọi sự trên đời đều chịu sự chi phối của vô thường, không có gì trường tồn mãi mãi. Cha đã trở về với tổ tiên, nhưng những kỷ vật vẫn còn đó, như dấu ấn của quá khứ, gợi nhắc con cháu về lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước.
Trong đạo Phật, “tín” không chỉ là một niềm tin mơ hồ hay đơn thuần là sự tin tưởng vào một đấng siêu nhiên. Tín là một trong năm căn (tín, tấn, niệm, định, tuệ) – những yếu tố nền tảng đưa hành giả đến với giác ngộ.
Trong dòng chảy văn hóa Việt, chữ Hiếu không chỉ là một phẩm hạnh, mà còn là đạo lý gốc rễ của con người – "công cha, nghĩa mẹ, ơn sinh dưỡng". Trong Phật giáo, đạo hiếu được tôn vinh như một pháp tu chứ không đơn thuần là một nghĩa vụ xã hội. Người mang tên Hiếu vì thế mang theo một sứ mệnh đặc biệt: sống biết ơn, sống có cội nguồn, và lan tỏa tình thương vô điều kiện đến gia đình và muôn loài.
Mỗi người tỉnh thức thêm một chút, xã hội sẽ sáng thêm một phần. Từ đó, việc giữ gìn giới hạnh không chỉ là chuyện của riêng ai theo đạo Phật, mà là nền tảng chung cho một đời sống an lành, đáng tin cậy và đầy nhân cách.
Một gia đình hạnh phúc không đến từ những thiết bị kết nối Wi-Fi mạnh mẽ, mà từ kết nối thật giữa người với người: qua ánh mắt biết lắng nghe, lời hỏi han sau một ngày dài, hay một tiếng cười bật ra từ trái tim chứ không qua màn hình.
Bình luận (0)