Tác giả: Lim Kooi Fong
Việt dịch: Sa môn Lê Văn Phước
Nguồn: www.buddhistchannel.tv
Tam bảo (Phạn ngữ: Triratna, त्रिरत्न), Pali: ti-ratana, tiếng Trung: 三寶, tiếng Hàn: 삼보) là một biểu tượng Phật giáo được cho là thịnh hành trong thời trị vì của Ashoka Đại đế, vị vua vĩ đại của triều đại Maurya (khoảng năm 268-232 TCN).
Biểu tượng tượng trưng cho Tam bảo trong đạo Phật bao gồm ba ngôi quý giá: Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo.
Ba nền tảng quan trọng của Phật giáo mà người phật tử hướng tới và quy y để tìm sự giác ngộ và giải thoát khỏi những nỗi khổ niềm đau.

Biểu tượng này được tạo hình bởi một cây đinh ba "trisula" - một biểu tượng Ấn Độ cổ đại phổ biến vào thời điểm đó, được đóng khung bằng hai con cá vàng ở bên trái và bên phải. Hai con cá tượng trưng cho sông Yamuna ở một bên và sông Hằng ở bên kia. Hai con sông này, được coi là linh thiêng nhất ở Ấn Độ, đã hợp nhất thành một để tạo thành sông Hằng hùng vĩ.
Khi được đưa vào biểu tượng Phật giáo, cá trở thành biểu tượng cho hạnh phúc và sự tự phát, do chúng được tự do di chuyển trong môi trường nước. Theo một ý nghĩa sâu sắc hơn, đây là sự giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.
Cột trung tâm giữa con cá là hình bình hành - luôn có bốn số - tượng trưng cho Tứ chúng là bốn hàng đệ tử hình thành nên giáo đoàn Phật giáo, gồm Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cư sĩ Nam và cư sĩ Nữ.
Xa hơn bên dưới đinh ba (Trisula) tượng trưng ba ngôi báu là Pháp Luân (Dhammacakra), trong Phật giáo tượng trưng cho sự lan tỏa, truyền bá giáo lý của đức Phật, hay còn gọi là bánh xe Pháp, biểu thị cho sự vận động không ngừng của giáo pháp hướng đến giác ngộ và giải thoát.
Trong biểu tượng Sanchi triratna, được đóng khung bên trong Pháp luân là một bông sen tám cánh. Vòng tròn là biểu tượng cho sự xác quyết và tuyên bố thanh tịnh không tì vết của đức Phật, tượng trưng cho Bát Chính Đạo, con đường dẫn đến sự chấm dứt những nỗi khổ niềm đau (dukkha) trong cuộc sống.

Khái niệm về họa tiết biểu tượng của Tam bảo được đưa vào các bảo tháp Sanchi và bảo tháp Amaravati. Tam bảo (Triratna) đã trở thành biểu tượng của Phật giáo trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ.
Thời kỳ phổ biến là vào khoảng thế kỷ III đến thế kỷ II trước Công nguyên, Phật giáo vẫn sử dụng các biểu tượng phi biểu tượng để đại diện cho giáo lý.
Ashoka Đại đế là người bảo trợ cho phật pháp, sau khi ông trị vì, những nhà cai trị tương lai như những nhân vật từ Menander I (còn được gọi là Milinda trong tiếng Pali), là một vị vua Ấn-Hy Lạp, được coi là một trong những vị vua nổi tiếng và vĩ đại nhất của vương quốc này (giữa thế kỷ II trước Công nguyên), Vương quốc Kuninda vào khoảng thế kỷ I trước Công nguyên và Kanishka của Kushanas (thế kỷ I sau Công nguyên) tiếp tục ủng hộ sự phát triển của Phật giáo thông qua biểu tượng Tam bảo.
Bằng chứng về đức tin của họ nằm ở hình ảnh Tam bảo (triratna) trên những đồng tiền xu được in ra trong các giai đoạn này. Sau đó, dọc theo tuyến đường của con đường tơ lụa, các biểu tượng đó lan ra ngoài Ấn Độ và đến với thế giới rộng lớn.
Tác giả: Lim Kooi Fong/Việt dịch: Sa môn Lê Văn Phước
Nguồn: www.buddhistchannel.tv
Bình luận (0)