Chương trình Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2023 trao quà tới thương, bệnh binh
ISSN: 2734-9195
18:46 23/07/23
Sáng ngày 23/07/2023, tại chùa Liên Phái (Hà Nội), Ban Tổ chức Chương trình "Giao lưu Nghệ thuật Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2023" phối hợp cùng Tạp chí Nghiên cứu Phật học tổ chức buổi lễ trao quà từ thiện cho một số thương, bệnh binh nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/07/1947-27/07/2023).
Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban TTTT TƯ GHPGVN, Trưởng Ban tổ chức Chương trình “Giao lưu Nghệ thuật Vu Lan – Đạo hiếu và Dân tộc năm 2023” cùng đại diện Ban Tổ chức đã đón tiếp hơn 20 thương, bệnh binh đại điện cho các thương, bệnh binh gia đình chính sách và người có công với cách mạng đến từ huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Hoà thượng Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban TTTT TƯ GHPGVN, Trưởng Ban tổ chức Chương trình "Giao lưu Nghệ thuật Vu Lan Đạo hiếu và Dân tộc năm 2023" phát biểu.
Chương trình “Giao lưu Nghệ thuật Vu Lan – Đạo hiếu và Dân tộc năm 2023” đã thể hiện xuyên suốt các hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn và tri ân đối với những người có công với nước trong nhiều hoạt động diễn ra từ tháng 5 năm 2023 đến thời gian diễn ra Chương trình Truyền hình trực tiếp vào tối ngày 24 tháng 8 năm 2023 tại Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội. Nhân dịp Kỷ niệm 76 năm Ngày TBLS. Trong khuôn khổ Chương trình, Ban tổ chức đã trích kinh phí và phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ & Dược phẩm Biocare trao tặng những phần quà đến một số thương, bệnh binh và các cựu chiến binh đến từ huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Những phần quà giàu ý nghĩa này không chỉ là sự tri ân mà còn là lời cầu nguyện cho những liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc. Cầu chúc cho các mẹ VNAH, những người có công với đất nước, các gia đình cách mạng, các thương, bệnh binh luôn được bình an, hạnh phúc và tràn đầy niềm vui.
Đại diện các thương, bệnh binh phát biểu.
Phát biểu tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Gia Quang nhấn mạnh: “Chúng ta không thể nào quên những người con hiền lành, những người cha yêu thương, những người anh hùng đã vĩnh viễn ra đi, họ đã hy sinh vì non sông tổ quốc. Tên tuổi của họ đã và mãi ghi dấu ấn trong trái tim và tâm hồn của chúng ta.Ngày nay, chúng ta cần gìn giữ và truyền đạt giá trị văn hóa, truyền thống và lòng đạo hiếu cao cả từ đời này sang đời khác. Để mãi mãi cho các thế hệ nối tiếp biết ơn, tôn trọng và gìn giữ những giá trị cao quý mà những người thương binh liệt sĩ đã dâng hiến cuộc đời mình cho tổ quốc.Tất cả chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ tinh thần tri ân, báo ân và đền ơn đáp nghĩa, cùng nhau xây dựng xã hội hòa bình, lan tỏa tình yêu thương và giàu lòng biết ơn. Cầu nguyện cho tất cả chúng sinh đều được sống trong bình an và hạnh phúc, giác ngộ tình thương và giữ trọn đạo hiếu với tinh thần tri ân, báo ân của những người con Phật”.Tiếp nối truyền thống, chúng ta còn nhiều việc nghĩa phải làm, đó là chăm lo hương khói cho các anh hùng liệt sỹ, chăm sóc thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình chính sách không chỉ là việc có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mà còn là việc quan trọng trong công tác giáo dục thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.Đó cũng là mục đích, ý nghĩa mà Ban tổ chức Chương trình Giao lưu Nghệ thuật Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc năm 2023 hướng đến, xiển dương và tôn vinh.Hoà thượng Thích Gia Quang – Trưởng Ban Tổ chức cùng Đại tá, Nhà báo Lê Thiết Hùng - Tổng biên tập Tạp chí Công nghiệp quốc phòng và Kinh tế trao quà.Ông Nguyễn Văn Thắng – Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Truyền thông Văn hoá Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Chương trình cùng Ông Lê Hải Nam – Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ & Dược phẩm Biocare trao quà.Thiện Minh
Bằng một cách nào đó rất… chuyên nghiệp, Ban Tổ chức xác định được một trong hai đại biểu Việt Nam trong bức ảnh là Phật tử N.T. Lệ Huyền, đang có mặt tại phòng báo chí của Đại lễ. Ngay sau đó, thông báo của Ban Tổ chức được phát trên hệ thống thông tin, mời đại biểu đoàn Bangladesh tới nhận lại điện thoại bị thất lạc.
Và hôm nay con muốn ngồi bên nghe Mẹ kể chuyện xưa, đọc bài kinh chỉ để được thấy nụ cười Mẹ nở và để lòng con biết rằng: cuộc đời này vẫn còn nơi để về, vẫn còn người để thương, đó là hạnh phúc lớn nhất mà con có được giữa nhân gian.
Lục độ Ba la mật là một trong những khái niệm thường được nói đến trong giáo lý Phật giáo, kính mời bạn đọc tìm hiểu cùng Tạp chí NCPH qua những câu hỏi bên dưới để biết sâu hơn về thuật ngữ này:
Vesak ngày nay không đơn thuần là một sự kiện lịch sử, mà là một quy ước tôn giáo được hình thành qua thời gian, mang ý nghĩa tâm linh và biểu tượng sâu sắc.
Bằng một cách nào đó rất… chuyên nghiệp, Ban Tổ chức xác định được một trong hai đại biểu Việt Nam trong bức ảnh là Phật tử N.T. Lệ Huyền, đang có mặt tại phòng báo chí của Đại lễ. Ngay sau đó, thông báo của Ban Tổ chức được phát trên hệ thống thông tin, mời đại biểu đoàn Bangladesh tới nhận lại điện thoại bị thất lạc.
Và hôm nay con muốn ngồi bên nghe Mẹ kể chuyện xưa, đọc bài kinh chỉ để được thấy nụ cười Mẹ nở và để lòng con biết rằng: cuộc đời này vẫn còn nơi để về, vẫn còn người để thương, đó là hạnh phúc lớn nhất mà con có được giữa nhân gian.
Vesak là một hiện tượng theo chu kỳ thường niên, không chỉ là ngày kỷ niệm đấng cha lành đem đến cho nhân loại hiểu về luật nhân quả, còn đưa ra phương pháp diệt khổ, sống an vui hạnh phúc.
Chiêm bái Xá Lợi không phải để xin phước, mà để gợi nhắc về con đường giải thoát: đoạn trừ tham - sân - si, như cách chị Mai mong muốn đội ngũ nhân viên mình học tu, chuyển hóa.
Hy vọng những tiêu chuẩn đưa ra trong Vesak 2025 không chỉ là điểm sáng trong cuộc sống lý tưởng, Phật giáo toàn thế giới cần biến thành hiện thực để mỗi kỳ Vesak có thêm một bước tiến như những tố chất hữu ích cho nhân loại.
Hãy trở về với chính pháp, sống đời tỉnh giác, để mỗi lời kinh, mỗi pho tượng, mỗi nghi lễ không chỉ là biểu hiện của tín ngưỡng, mà là chất liệu nuôi dưỡng trí tuệ và giải thoát.
Bình luận (0)