Bao giờ tóc mẹ xanh xưa / Cho lòng tôi ngọt hạt mưa đầu đời / Ơi bà mẹ Huế của tôi / Xanh trong đôi mắt ấm lời yêu thương.
Bao giờ tóc mẹ xanh xưa/Cho lòng tôi ngọt hạt mưa đầu đời/Ơi bà mẹ Huế của tôi/Xanh trong đôi mắt ấm lời yêu thương.
Tóc xanh từ thuở xuân thì
Dài theo năm tháng đến khi lấy chồng
Mưa dầm nắng quái ra đồng
Búi cao sau gáy bềnh bồng như mây.
Dại khờ tôi nghịch tóc bay
Mẹ đem thả dưới tre gầy ngoài hiên
không tiếng than phiền
Những hôm đứt bữa nỗi niềm vì đâu.
Đất cam dâng cạn mỡ màu
Lúa thành hạt gạo thơm hồng đào
Vì tôi mẹ sớm dãi dầu
Nắng mưa cái vạc đêm thâu rạc rào
Tuổi thơ qua những hư hao
Tôi đi từ mảnh ruộng sâu quê nhà
Tiễn tôi ra tận bến đò
Một ngày gió lớn ngẩn ngơ nát lòng.
Hương nhu còn thoảng bến sông
Đò xa tóc nhớ đứng trông khuất tầm
Thời gian từ bỏ thanh xuân
Tôi thương dáng mẹ lặng thầm trong mưa.
Bao giờ tóc mẹ xanh xưa
Cho lòng tôi ngọt hạt mưa đầu đời
Ơi bà mẹ Huế của tôi
Xanh trong đôi mắt ấm lời yêu thương.
Tác giả: Nguyễn An BìnhHội viên Hội Nhà Văn Tp.HCM
Ngày 30/4/1975, tiếng súng ngưng vang trên dải đất hình chữ S, mở ra một kỷ nguyên hòa bình, thống nhất và hồi sinh. Với người con Phật, ngày này còn khơi dậy một khát vọng sâu xa: tự do và hòa bình không chỉ bên ngoài mà còn trong từng tâm hồn.
Đạo Phật nhập thế, từ bi không chỉ là lòng thương xót trong tĩnh lặng, mà còn là lòng can đảm dấn thân nơi chiến trường để cứu khổ. Yêu nước thương dân, đối với các vị tu hành, chính là hình thái thiết thực nhất của lòng từ bi đại nguyện.
Bà không chỉ là huyền thoại của dân tộc Việt Nam, mà còn là một biểu tượng vượt thời gian về sức mạnh của tinh thần Phật giáo trong thực tiễn cuộc sống.
Không khí thiêng liêng và trang nghiêm đang dần hiện hữu tại khuôn viên Học viện, khi những cổng chào hoa sen rực rỡ cùng hàng trăm lá cờ Phật giáo và quốc kỳ các nước bạn tung bay phấp phới trong nắng đầu hạ.
Chủ trương Tam hợp không phải là hành động làm rối loạn lịch sử, mà là biểu hiện phương tiện trí: Dùng một sự kiện tượng trưng toàn thể con đường giác ngộ – từ sơ phát tâm đến viên thành đạo quả.
Giữa nhịp sống hối hả của phố thị, nơi tiếng còi xe chen chúc những vội vã, chùa Quán Sứ với ba ngày tôn trí xá lợi đức Phật mở ra một không gian tĩnh tại hiếm hoi để mỗi người ngưng lại, trở về với chính mình.
Nhờ đức Phật chúng ta mới thấy rõ, giá trị lớn nhất của đời người là trí tuệ và phước đức, không có gì giá trị chân thật, bền vững và miên viễn hơn phước đức và trí tuệ.
Nội dung ghi chép trên văn bia là nguồn tư liệu Hán Nôm quan trọng cho biết chi tiết quy mô các hạng mục công trình kiến trúc chùa làng Phả Lại vào nửa cuối thế kỷ XVII.
Bình luận (0)