Người xưa có câu "cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng", cùng với đó là mâm cỗ cúng, bài văn khấn rằm tháng Giêng rất thành tâm, đầy đủ.
Với quan niệm "đầu xuôi đuôi lọt", coi trọng cái ban đầu, người Việt tin rằng nếu đi lễ chùa, chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn ngày rằm tháng Giêng thì cả năm sẽ được may mắn, phước lành.
Do tín ngưỡng, tôn giáo và ngành nghề khác nhau nên lễ bái rằm tháng Giêng của từng gia đình cũng khác nhau. Gia đình theo đạo Phật thì họ sẽ lễ chùa bái Phật. Nhiều gia đình cúng Thổ Công, Thần Tài hoặc âm hồn các đẳng trong ngày rằm đầu năm.
Dù cúng bái ra sao thì điều bắt buộc phải có ở mỗi gia đình đó là cúng gia tiên. Việc cúng ngày rằm tháng Giêng là dịp gia chủ bày tỏ lòng thành kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn những người trên đã phù hộ đỗ trì cho gia đình, con cháu được mạnh khỏe, làm ăn phát đạt trong năm.
Văn khấn cúng rằm tháng giêng.
Văn khấn rằm tháng Giêng
Dưới đây là bài văn khấn rằm tháng Giêng theo "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" - NXB Văn hoá Thông tin.
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.Tín chủ (chúng) con là: …Ngụ tại: …Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Khấn xong, vái 3 vái.
Danh sách đồ lễ cúng, bao gồm:
- Hương: Các loại hương đốt có hương thơm.
- Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).
- Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.
- Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,... Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị (tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).
- Thực: Bánh chưng, xôi hoặc một bát cơm hoặc mâm cơm chay, bánh kẹo, sữa tươi, các loại nước trắng, nước ngọt (không bia, rượu).
Lưu ý: Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.
Tham khảo: "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" - NXB Văn hoá Thông tin.
Thiện Minh (Tổng hợp - Sưu tầm)
Ngày 30/4/1975, tiếng súng ngưng vang trên dải đất hình chữ S, mở ra một kỷ nguyên hòa bình, thống nhất và hồi sinh. Với người con Phật, ngày này còn khơi dậy một khát vọng sâu xa: tự do và hòa bình không chỉ bên ngoài mà còn trong từng tâm hồn.
Đạo Phật nhập thế, từ bi không chỉ là lòng thương xót trong tĩnh lặng, mà còn là lòng can đảm dấn thân nơi chiến trường để cứu khổ. Yêu nước thương dân, đối với các vị tu hành, chính là hình thái thiết thực nhất của lòng từ bi đại nguyện.
Bà không chỉ là huyền thoại của dân tộc Việt Nam, mà còn là một biểu tượng vượt thời gian về sức mạnh của tinh thần Phật giáo trong thực tiễn cuộc sống.
Không khí thiêng liêng và trang nghiêm đang dần hiện hữu tại khuôn viên Học viện, khi những cổng chào hoa sen rực rỡ cùng hàng trăm lá cờ Phật giáo và quốc kỳ các nước bạn tung bay phấp phới trong nắng đầu hạ.
Mọi sự trên đời đều chịu sự chi phối của vô thường, không có gì trường tồn mãi mãi. Cha đã trở về với tổ tiên, nhưng những kỷ vật vẫn còn đó, như dấu ấn của quá khứ, gợi nhắc con cháu về lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước.
Trong đạo Phật, “tín” không chỉ là một niềm tin mơ hồ hay đơn thuần là sự tin tưởng vào một đấng siêu nhiên. Tín là một trong năm căn (tín, tấn, niệm, định, tuệ) – những yếu tố nền tảng đưa hành giả đến với giác ngộ.
Trong dòng chảy văn hóa Việt, chữ Hiếu không chỉ là một phẩm hạnh, mà còn là đạo lý gốc rễ của con người – "công cha, nghĩa mẹ, ơn sinh dưỡng". Trong Phật giáo, đạo hiếu được tôn vinh như một pháp tu chứ không đơn thuần là một nghĩa vụ xã hội. Người mang tên Hiếu vì thế mang theo một sứ mệnh đặc biệt: sống biết ơn, sống có cội nguồn, và lan tỏa tình thương vô điều kiện đến gia đình và muôn loài.
Mỗi người tỉnh thức thêm một chút, xã hội sẽ sáng thêm một phần. Từ đó, việc giữ gìn giới hạnh không chỉ là chuyện của riêng ai theo đạo Phật, mà là nền tảng chung cho một đời sống an lành, đáng tin cậy và đầy nhân cách.
Một gia đình hạnh phúc không đến từ những thiết bị kết nối Wi-Fi mạnh mẽ, mà từ kết nối thật giữa người với người: qua ánh mắt biết lắng nghe, lời hỏi han sau một ngày dài, hay một tiếng cười bật ra từ trái tim chứ không qua màn hình.
Bình luận (0)